+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Tìm hiểu linh kiện bên trong máy ảnh

  1. #1
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts

    Tìm hiểu linh kiện bên trong máy ảnh

    Thiết nghĩ người thích chụp choẹt cũng nên biết sơ sơ các linh kiện bên trong một cái máy ảnh số nên em bê bài này về đây. Hi vọng sẽ có nhiều bác mổ máy nữa cho anh em sáng mắt
    Lên bàn mổ tuần này là Nikon D5100
    D5100 sở hữu cảm biến CMOS DX format tương đương với loại được sử dụng trong D7000, cùng chip xử lý ảnh Expeed II.






    Trang web chuyên mổ xẻ thiết bị "hot" thường chỉ thao tác với các sản phẩm điện thoại hay máy tính bảng nhưng nay lại chọn D5100, một chiếc DSLR tầm trung mới nhất của Nikon.



    Tháo các vít ở cạnh dưới máy...



    ... để tách rời phần vỏ của D5100.



    Vùng màu đỏ là cáp 40 pin dùng để kết nối màn hình và các phím bấm ở mặt sau.



    Ngắt cáp nối để thấy bảng mạch chính.



    Vùng màu đỏ là chip xử lý ảnh Nikon EXPEED 2 EI-154 1051 Z05, phần màu vàng là bộ nhớ flash song song MXIC MX29GL128EHXFI-90G, phần màu cam là Samsung K4T1G164QF-BCE7 1Gb DDR2-800 SDRAM.



    Ở mặt sau với phần màu xanh ngọc là vi điều khiển năng lượng thấp Toshiba TMP19A44FEXBG, màu xanh dương là Nikon EI-155 M4L1BA00 00151044 và màu tím nhạt là Nikon NHHS-2 049M8.



    Tháo phần bọc cao su mặt trước để tháo các vít.



    Lớp vỏ phía trước được tháo rời.





    Hoài Anh
    Ảnh: iFixit

    Lấy từ Đây
    Last edited by hado0601; 28-04-2011 at 01:05 AM.

  2. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    flamencol78 (28-04-2011)

  3. #2
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts

    Phần cơ học điều khiển gương lật của máy.



    Thảo rời phần nắp phía trên...



    ... và cạnh bên với các cổng kết nối.



    Tháo phần quan trọng nhất khỏi bảng mạch của máy...



    ... cảm biến DX format CMOS độ phân giải 16,2 Megapixel.



    Theo Chipworks, mỗi điểm ảnh trên cảm biến này có kích thước 4,8 µm.



    Toàn bộ linh kiện phía trong máy.


    Hoài Anh
    Ảnh: iFixit

    Lấy từ Đây

  4. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    McMillant (28-04-2011)

  5. #3
    Mông dân McMillant's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    115
    Thanks
    41
    Thanked 12 Times in 9 Posts
    chị post cái chi tiết cấu tạo của Lens ý, cái đấy mới quan trọng

  6. #4
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant Xem bài viết
    chị post cái chi tiết cấu tạo của Lens ý, cái đấy mới quan trọng
    Với dòng máy DSRL thì Lens lại là một lĩnh vực khác (vì Lens không đi kèm với máy) nên nếu có tư liệu thì sẽ có một topic tìm hiểu Lens riêng.
    Ở đây ta đang tìm hiểu chính là phần body của D5100.

  7. #5
    Mông dân hèn hạ NHOCBEO's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    563
    Thanks
    553
    Thanked 133 Times in 85 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant Xem bài viết
    chị post cái chi tiết cấu tạo của Lens ý, cái đấy mới quan trọng

  8. #6
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    Thực ra mổ xẻ để tìm hiểu bên trong linh kiện của máy ảnh số cũng tốt. Nhưng nguy hiểm ở chỗ, mổ xem mà không hiểu cơ chế và tính năng của dòng máy đó thì như "cưỡi tên lửa xem hoa".

    Mổ Nikon 5100 kia, theo mình nhằm 2 mục đích: thỏa mãn sự tò mò của một số người đam mê công nghệ (cũng giống như mổ iPad, Galaxy S...), đồng thời cung cấp kiến thức cơ bản để một số có thể tự tháo & sửa. Thực tế, N5100 bị đánh giá rất tệ về khả năng tự sửa chữa của người dùng do nó được đưa vào khoảng 4 tỉ vít :-(

    Điểm nhấn của N5100 là 16mpx, quay HD 1080p 30fr/s, ISO 100-6400 (overboost lên ISO 25000), LCD quay các hướng và tích hợp chế độ chụp in-camera HDR & Miniature effect

    Đọc thêm: http://www.dpreview.com/reviews/nikond5100/page16.asp


  9. #7
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    À, thực ra có một cái công nghệ mang tính nhân bản ở DSLRs mà ít người để ý, đấy là công nghệ Live View. Vắn tắt thì tính năng LiveView là một bước đột phá của máy ảnh kỹ thuật số so với máy ảnh phim, bởi lẽ nó cho phép người chụp có thể để máy ra xa và ngắm khuôn hình mình định chụp mà không cần phải nhìn qua khung nhìn ViewFinder bé.



    Gần như 100% máy ảnh số dòng compact (aka point-and-shoot) đều sử dụng công nghệ LiveView (thuật ngữ thường gọi LCD viewfinder) - và hình như việc để có viewfinder đi kèm cũng chỉ là digital-viewfinder (không phải optical-viewfinder) (??!). Nó gần như trở thành lựa chọn mặc định đến mức không ít người khi tiếp xúc với DSLR (mà chưa từng chụp ảnh bằng máy phim) đã không biết phải chụp thế nào vì không quen nhìn qua viewfinder. Cũng như không thể hiểu nổi tại sao DSLR sở hữu một màn hình LCD lớn như vậy mà cũng chỉ để xem ảnh và truy cập menu.

    Bản chất của chức năng LiveView đối với máy ảnh compact thực ra rất đơn giản. Do được đóng gói trong một thể thống nhất gồm ống kính, chíp cảm biến và bảng mạch, nên bất kỳ khi nào bật máy, các điểm ảnh trên chip cảm biến cũng lập tức hoạt động, sẵn sàng bắt sáng. Mọi hình ảnh nhìn được qua ống kính sẽ tới thắng cảm biến, và cảm biến sẽ liên tục truyền các hình ảnh này ra màn hình LCD sau máy thông qua chip xử lý hình ảnh.


    Nhưng đối với DSLR thì khác hẳn. Do là dòng máy ảnh ống kính rời, nên cảm biến bắt sáng của DSLR luôn được đóng kín và được che chắn bởi cửa trập và gương phản chiếu. Mọi hình ảnh đi qua ống kính sẽ vào tới gương phản chiếu, từ gương này hình ảnh được phản chiếu lên lăng kính ngũ giác trên phía đèn máy ảnh rồi tiếp tục phản chiếu ra khung nhìn.



    Để có một tính năng “bình dân” như máy số thông thường, phải có cơ chế điều chỉnh để cho cửa trập mở ra và gương phản chiếu lật lên, sao cho ánh sáng đi vào qua ống kính sẽ tới trực tiếp cảm biến, và từ đó tới được màn hình LCD. Vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm đau đầu các nhà sản xuất máy ảnh bởi cấu tạo đặc biệt của DSLR.

    Cách phản chiếu hình ảnh thông qua gương của DSLR còn gọi là hệ thống kiểu TTL (Through The Lens - nhìn trực tiếp qua ống kính). Hệ thống này nhằm đảm bảo máy ảnh thấy cái gì, người chụp sẽ thấy cái đó tại đúng thời điềm đó. Vì vậy trong các pha chụp ảnh động, máy ảnh DSLR, không kể các tính năng cao cấp và tốc độ hoạt động nhanh hơn, giúp người chụp không bị lỡ thời điểm cần chụp như độ trễ xử lý ảnh từ cảm biến ra LCD của máy bình dân gây ra.

    Mặt khác, để đảm bảo độ chính xác và tốc độ, hệ thống lấy nét của DSLR hoạt động trên cơ chế đồng pha TTL. Về cơ bản, điểm lấy nét được phản chiếu qua gương lên cảm biến nét thành các pha khác nhau. Để các pha này trùng nhau (xác định điểm nét), cảm biến này sẽ gửi lệnh tới mô tơ điều khiển ống kính ra hay vào cho đến khi điểm nét được xác định. Vì thế chỉ khi có gương phản chiếu hình ảnh, máy ảnh DSLR mới lấy nét được.

    Để giải quyết vấn đề này, có nhiều cách khác nhau để thực hiện. Olympus & Panasonic chọn giải pháp đầu tư thêm 1 cảm biến (Live MOS Sensor) để bắt hình từ gương phản chiếu, rồi hiển thị ra màn LCD như trong Olympus E-330 hay Panasonic DMC-L1.




    Một số hãng khác như Nikon, Canon thì lựa chọn khi chuyển sang hệ thống LiveView, gương phản chiếu sẽ lật lên và cảm biến được kích hoạt để bắt hình liên tục truyền ra LCD. Nhưng ở chế độ này, hệ thống lấy nét đồng pha sẽ không hoạt động được, thay vào đó, hệ thống lấy nét kiểu tương phản (của các máy ảnh compact) sẽ được kích hoạt và phải bấm bằng một nút khác nút chụp ảnh. Nếu vẫn muốn theo kiểu DSLR thông thường, thì khi lấy nét, gương sẽ hạ xuống, màn hình sẽ mất, hệ thống sẽ lấy nét, rồi gương lại lật lên… Cả một quy trình khiến cho tốc độ chụp ảnh sẽ chỉ còn thích hợp với phong cảnh hay chụp ảnh tĩnh. Vì vậy, để giữ nguyên được đặc tính nhanh nhẹn vốn có của dòng DSLR, các đại gia Canon và Nikon vẫn bình chân như vại kể từ sự đột phá của Olumpus E-330 đầu năm 2006 cho đến một năm sau với D300 của Nikon và 2 năm sau với Canon 40D, Sony Alpha 300, Alpha 350 và Pentax K20D. Nhưng với sự đột phá tăng trưởng của doanh số bán hàng dòng DSLR tầm trung, các đại gia này bắt đầu để tâm đến tính năng vốn rất “tầm thường” này khi nhu cầu tích hợp quay HD video như trong 50D, 5D Mark II, D90 hay các dòng cao cấp như 1Ds MrkIII, D3x.


    http://www.engadget.com/2009/02/11/c...iew-autofocus/

    Tóm tắt lợi ích của Live View thì thế này:

    - Khả năng chụp cửa trập hoạt động rất êm ở chế độ Live view (giúp chụp lén tốt - chứ nó kêu đánh XOẠCH một cái thì lộ hết);
    - Sử dụng kết nối máy tính trong những trường hợp focus rất khó khăn (nhiếp ảnh thiên văn) - việc nhìn trên monitor lớn với độ phóng đại tới 10 lần giúp lấy nét trở nên dễ dàng hơn bao giờ. Ví dụ, sử dụng Live View trong Canon 40D cho chụp thiên văn http://www.youtube.com/watch?v=lxTal...layer_embedded
    - Quay HD video, không cần phải dí mắt vào viewfinder. Bật mí, nhiều bạn phóng viên ảnh chụp sự kiện giờ hay cầm 5D MrkII, chuyển sang chế độ HD movie để quay nguyên bài phát biểu của đổi tượng rồi về cắt frame làm ảnh đăng báo hoặc portal.
    - Nếu có thêm cái chức năng quay LCD Monitor thì Live View sẽ cực kỳ hữu hiệu khi chụp ảnh phóng sự trong đám đông khi phải giơ cao máy hoặc thay đổi góc chụp


    Tất nhiên, Live View không thể thay thế được ưu điểm lớn nhất của Optical Viewfinder, đó là: WYSIWYG - What you see is what you get!
    Last edited by icemain; 18-05-2011 at 07:06 PM.

  10. The Following User Says Thank You to icemain For This Useful Post:

    hado0601 (18-05-2011)

  11. #8
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Cám ơn bác Chính . Em cũng đang định post bài về cách thức hiển thị trên màn hình của máy P&S và máy DSRL
    Em post bài tháo máy này chỉ để mọi người biết nôm na trong máy ảnh nó có những cái j` thôi ý mà. Tự tháo với sửa thì thôi ạ _()_

  12. #9
    Mông dân McMillant's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    115
    Thanks
    41
    Thanked 12 Times in 9 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi icemain Xem bài viết
    do nó được đưa vào khoảng 4 tỉ vít :-(
    4 tỉ thật à anh @@, làm sao mà nhiều thê,s em cứ thấy... vô lí làm sao ý...

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình